Giới thiệu về hệ thống nền hạ sân cỏ

(AVG) Trong vài thập kỷ trở lại đây, sân cỏ nhân tạo có mặt ở khắp mọi nơi và được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thể dục thể thao, ngày càng được những người yêu thể thao ưa chuộng sử dụng . Khi cỏ nhân tạo không ngừng phát triển, thì mọi người có cơ hội được tận hưởng niềm vui mà cỏ nhân tạo mang lại cho cuộc sống của con người. Nhiều nhà thầu công trình, đơn vị thi công, chủ đầu tư, chủ sân bóng và những chuyên gia nghiên cứu trong ngành đều có nhu cầu cấp thiết về việc xây dựng các sân cỏ nhân tạo.

Làm thế nào để xây dựng một sân bóng chất lượng cao, để lựa chọn nhà sản xuất và vật liệu cỏ phù hợp nhất, để thiết kế và xây dựng theo quy chuẩn, và cơ sở hạ tầng mặt sân đạt tiêu chuẩn, an toàn? Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu từ bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất quyết định chất lượng sân cỏ - thi công nền hạ. 

Nền hạ là bước thi công đầu tiên của bất kỳ công trình nào. Lớp nền phải tốt, chắc chắn thì mới có thể xây dựng lên một công trình chất lượng. Nếu phần nền không được thi công theo quy hoạch và quá trình phù hợp, sẽ khiến cho nó không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sân cỏ về sau. Nhẹ thì chỉ làm giảm tính năng vận động và tuổi thọ của sân cỏ; nặng thì có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến chất lượng. Vì vậy, thi công nền hạ đảm bảo tiêu chuẩn là điều kiện tiên quyết quyết định để thi công một sân cỏ chất lượng. 

1. Các loại nền hạ

a, Nền Asphalt (nhựa đường)

Thường sử dụng loại nhựa đường rỗng, giúp thoát nước dễ dàng, mặt sân bằng phẳng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Được ứng dụng trong thi công sân bóng đạt tiêu chuẩn FIFA, sân khúc côn cầu, sân bóng rổ, trung tâm thể dục thể thao, sân bóng trọng điểm trường cấp ba,….

b, Nền bê tông

Nền bê tông được sử dụng rộng rãi, có đến 80% sân cỏ sử dụng loại nền này vì phương pháp thi công đơn giản, hầu như đội thi công nào cũng nắm được kỹ thuật xây dựng; chi phí vừa phải nên được đa số chủ đầu tư lựa chọn. 

c, Nền xi măng

Chi phí thấp, thời gian thi công ngắn, thoát nước tốt, là giải pháp kinh tế hữu hiệu thay thế cho nền bê tông đối với những dự án ngắn hạn.  

d, Nền đá base

Dùng đá dã được nghiền nhỏ dải lên mặt sân, dày tối thiểu 12cm. Để đảm bảo độ bằng phẳng của sân, người ta hay trải thêm một lớp mạt. tạo độ phẳng cho mặt sân và xử lý những điểm lồi lõm trên mặt sân mà lớp base ( có kích thước vật liệu lớn) không thể xử lý.

Đây là nền sân khá phổ biến tại Việt Nam, được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng sử dụng. 

  2. Độ dốc thoát nước

Độ dốc thoát nước kiểm soát dưới 0.5%. Đối với sân bóng 5 người, khuyến khích sử dụng hệ thống thoát nước hai bên, sân 7 trở lên nên sử dụng hệ thống thoát nước mai rùa

a, Giải pháp thoát nước bề mặt

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến và cũng là phương pháp quan trọng để thoát nước bề mặt cho sân cỏ. Thông qua độ dốc theo phương dọc và ngang của sân bóng mà 80% lượng nước mưa được thoát ra ngoài sân. Vì vậy bắt buộc việc thi công độ dốc thoát nước phải đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Hiện nay, có rất nhiều hệ thống sân bóng cỏ nhân tạo được thi công, xây dựng. Để đảm bảo hệ thống thoát nước hiệu quả, không gây ra tình trạng ứ đọng nước trên sân, cần đặc biệt chú ý thi công phần nền hạ theo tiêu chuẩn quy định. 

b, Giải pháp thoát nước phần nền

Giải pháp này thường được thi công trong những sân sử dụng nền Asphalt (nhựa đường). Sân cỏ được thoát nước dựa vào hệ thống bó vỉa hai bên. Phần nước còn lại sau khi nước bề mặt được thoát ra ngoài sẽ thấm xuống lớp nền sân, chảy xuống những rãnh nước được xây phía dưới sân và được thoát ra hệ thống rãnh ngoài sân. Mặt khác, giải pháp thoát nước này còn có thể cô lập mạch nước ngầm và duy trì lượng nước tự nhiên trên bề mặt sân, cực kỳ phù hợp với những sân cỏ tự nhiên

 

c, Giải pháp thoát nước cưỡng chế

Giải pháp này được sử dụng không nhiều, chủ yếu ứng dụng thi công trong các sân có hệ thống tưới tiêu như sân khúc côn cầu, sân cỏ tự nhiên hay sân cỏ hỗn hợp. Mục đích để vừa đảm bảo hiệu suất thoát nước cho sân cỏ, vừa giữ hàm lượng nước nhất định cho sân. 

Thi công nền hạ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng của sân vận động, vì vậy việc thi công phải được tiến hành theo đúng quy chuẩn, sau khi thi công xong phải tiến hành nghiệm thu chất lượng theo tiêu chuẩn. Các hạng mục nghiệm thu và yêu cầu chất lượng sân cỏ bao gồm:

+ Phần mặt nền: Mặt nền cần bằng phẳng, không gồ ghề, gợn sóng, không cản trở thoát nước.

+ Sau 120 phút thoát nước, mực nước đọng lại trên sân <= 4mm.

+ Độ dốc thoát nước <0,7% ± 0,15%.

+ Độ chặt nền đất: Lu nèn ổn định >93%

+ Tỷ lệ chuẩn: Mặt nền bằng phẳng, độ dốc >=85

+ Sai số độ dày: Sai số độ dày cho phép ±10%